Động vật thủy sinh Loài xâm lấn

  • Cua xanh châu Âu hay Cua ven bờ châu Âu (Carcinus maenas) Loài cua xanh có nguồn gốc từ châu Âu và Bắc Phi. Cua xanh đã được du nhập vào Mỹ, Úc và Nam Phi, khi xâm nhập vào Mỹ, Australia và Nam Phi, là loài ăn thịt phàm ăn, làm suy giảm số lượng của các loài cua và các loài thân mềm. Cua xanh là một loài ăn thịt phàm ăn có thành phần thức ăn bao gồm các loài thân mềm hai mảnh vỏ đặc biệt là trai. Tại những nơi du nhập của xanh gây ra hiện tượng suy giảm số lượng của các loài cua khác và các loài thân mềm hai mảnh vỏ.
  • Cua Trung Quốc hay còn gọi là Cua khe di cư (Eriocheir sinensis) làm tuyệt chủng các loài động vật không xương sống bản địa ở nhiều nơi, chúng làm biến đổi môi trường sống bằng các hoạt động đào hang và gây tổn thất 100000 đô la mỗi năm cho một số ngành công nghiệp (nghề cá và cá cảnh). Hiện nay chúng cũng xuất hiện nhiều ở Việt Nam do nhiều đối tượng cố ý phát tán và cạnh tranh với các loài cua đồng bản địa.
  • Trai vằn (Dreissena polymorpha) có nguồn gốc từ Biển Caspy và Biển Đen, xâm nhập và thích nghi phát triển ở Anh, Tây Âu, Canada và Mỹ, gây đe dọa tới lưới thức ăn tự nhiên, các loài thân mềm. Hiện nay chúng đã xâm nhập và thích nghi phát triển ở Anh, Tây Âu, Canađa và Mỹ. Trai vằn cạnh tranh với động vật nổi về thức ăn và do đó ảnh hưởng tới lưới thức ăn tự nhiên. Chúng còn gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của các loài thân mềm bản địa và gây ra tổn thất lớn về kinh tế. Mỹ phải lên kế hoạch kéo dài đến 10 năm và tốn kém tới 5 tỉ USD để tiêu diệt chúng.[1]
  • Trai Địa Trung Hải (Mytilus galloprovincialis) được du nhập vào Hawaii và nhiều nơi khác thuộc Mỹ. Trai địa trung hải xâm nhập vào Nam châu Phi và đang cạnh tranh thế chỗ các loài trai đen và nâu bản địa dẫn đến đe dọa sự sống còn của các loài trai đen và nâu bản địa. Đôi lúc Trai Địa Trung Hải còn được gọi là trai xanh và dễ bị nhầm lẫn với loài Mytillus edilus.
  • Trai Trung Hoa (Potamocorbula amurensis) có nguồn gốc ở Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên, được du nhập vào Mỹ và gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường nước ở đây do chúng đã cạnh tranh thế thế được vị trí của các quần xã sinh vật đáy bản địa cũng như tiêu diệt quần xã thực vật nổi.
  • Sứa lược Leidyi (Mnemiopsis leidyi) là loài bản địa thuộc vùng tây Atlantic, tuy nhiên sự bùng nổ số lượng quần thể của chúng ở vùng Biển Đen đã dẫn đến sự thay đổi rất lớn đối với cấu trúc hệ sinh thái ở đây do chúng ăn thịt cá con. Ngoài ra chúng cũng ăn thịt cả các loài thân mềm sống nổi và ấu trùng các loài động vật giáp xác.
  • Sao biển Bắc Thái Bình Dương (Asterias amurensis) là một loài động vật không xương sống ở biển có nguồn gốc từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nga và Nhật Bản. Loài sao biển này đã và đang lan tràn sang vùng Bắc Mỹ và Úc gây ra tác động nghiêm trọng đến quần thể các loài động vật nhuyễn thể bản địa. Tại những nơi có mật độ loài sao biển này cao hầu hết các loài hai mảnh vỏ và các loài động vật không xương sống sống bám hoặc cố định đều bị loại trừ.
  • Giáp xác Cercopagis pengoi (Cercopagis pengoi) là loài giáp xác nhỏ có nguồn gốc tử các vùng biển Caspian, Azov và Ả rập. Loài giáp xác này đã xâm nhập vào biển Baltic, Vịnh Riga, Phần Lan và Ngũ Đại hồ. Ở đây chúng đã sinh sôi rất mạnh và cạnh tranh về thức ăn với cá, vì là loài giáp xác ăn thịt nhiều động vật thuỷ sinh nó làm tăng hiện tượng phì dưỡng.

Tôm hùm nước ngọt

Bắc Âu, số lượng của tôm hùm nước ngọt được tự duy trì nhưng không mở rộng, trong khi ở miền nam châu Âu, P. clarkii đang sinh sản và tích cực xâm lấn các vùng lãnh thổ mới, lấn sang các loài tôm bản địa như Astacus astacus và Austropotamobius spp. Các cá thể được báo cáo là có thể vượt qua nhiều dặm đất tương đối khô, đặc biệt là trong mùa mưa, mặc dù thị trường cá cảnh và câu cá có thể thúc đẩy nhanh sự lây lan của nó. Người câu cá hay sử dụng P. clarkii làm mồi. Tôm đồng Louisiana, còn được gọi là tôm đầm lầy đỏ, đang tiêu diệt cá nước ngọt, trứng cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác và cây thủy sinh tại châu Phi. Với chiều dài trung bình khoảng 15 cm và có khả năng di chuyển theo tư thế "đứng thẳng", chúng đang hoành hành trong các ao, hồ và sông tại Kenya, Nam Phi, Rwanda, Uganda, Zambia, Ai Cập và nhiều nước khác. ằng cách tiêu diệt các loài động vật và thực vật trong các sông, hồ và đầm lầy, tôm đầm lầy đỏ có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái và làm giảm những chức năng sinh thái quý giá.

Kenya và Nam Phi là hai nước đầu tiên ở châu Phi nhập khẩu tôm đầm lầy đỏ vào thập niên 70. Chúng được nuôi trong các bể cá, công viên hải dương trước người ta thả chúng vào hồ Naivasha tại Kenya để nuôi. Chúng được bán sang khu vực Scandinavia, nơi chúng được coi là đặc sản. Trước đó Kenya cũng có tôm đồng, song chúng đã chết hết bởi một căn bệnh. Người ta tiếp tục thả tôm đầm lầy đỏ vào các vùng nước ngọt xung quanh các thành phố Nairobi, Kiambu, Limuru của Kenya để tiêu diệt ốc sên mang ký sinh trùng.

Đây là loài tôm ăn tạp, loại tôm này sống trong đầm lầy nước ngọt và nước lợ, là loài có sức mạnh nên có thể ăn tất cả động vậtcây cỏ. Chúng ăn được mùn bã hữu cơ từ tự nhiên, sống được trong môi trường nước lợ. Chúng có thể ăn các loại côn trùng, nhiều loại cây cỏ, nên sinh sôi nảy nở rất nhanh. Nếu không đủ thức ăn, loài này sẽ ăn sang hoa màu, thậm chí chúng còn ăn được cả gỗ, làm biến dạng môi trường sống. Chính vì khả năng thích ứng với nhiều loại môi trường, nên loài tôm này đã di cư từ ao hồ, ruộng vườn ra sông suối.

Loài tôm hùm này có hai càng to, rất hung hăng, chỉ cần đưa tay gần là chúng lao tới chớp càng tấn công như cua biển, chúng rất hung dữ, khi bị bắt thì bò dọc, rồi bò ngang như cua, và giương hai cái càng to và cứng lên trời, khi bị kẹp trúng dù chém đứt càng, nhưng cái càng vẫn không mở ra. Chính vì tôm rất hung hăng nên khi thoát ra ngoài môi trường tự nhiên, chúng có thể tấn công các loài tôm bản địa. Tôm hùm nước ngọt không chỉ sống tốt trong nước ngọt mà còn sống tốt trong các đầm lầy. Nếu nuôi đại trà loài thủy sản này sẽ là mối họa cho các công trình thủy lợi, công trình công cộng và có khả năng chúng sẽ tiêu diệt loài tôm bản địa từ việc tranh giành thức ăn để đấu tranh sinh tồn. Mặt khác, đây là loài ngoại lai thì khả năng mang mầm bệnh.

Những hoạt động đào hang của P. clarkii có thể dẫn đến thiệt hại cho nguồn nước và các loại cây trồng, đặc biệt là gạo, có thể phá vỡ hệ sinh thái bản địa. Nó có thể ra cạnh tranh với các loài tôm càng bản địa, và là một véc tơ truyền bệnh cho tôm càng bệnh dịch hạch nấm Aphanomyces astaci, virus tôm càng Vibriosis, và một số giun ký sinh trên vật có xương sống. Nhưng do tôm đào hang trong đập, bờ sông và bờ hồ nên cơ sở hạ tầng và diện mạo của một số khu vực đã thay đổi đáng kể theo hướng tiêu cực. Chẳng hạn, hoạt động đào hang của tôm khiến nước trong các kênh rò rỉ, đập sụp xuống và bờ sông, hồ xói mòn. Không có kẻ thù tự nhiên, lại có khả năng thích nghi với môi trường nên tôm đầm lầy đỏ thực sự là một loài xâm lấn thành công. Chúng có thể di chuyển ở tư thế đứng vừa bơi ngược dòng. Bơi xuôi dòng trong sông và suối là việc dễ dàng đối với chúng.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loài xâm lấn http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/oc... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/huan-luyen-c... http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/22686... http://m.nld.com.vn/khoa-hoc/nuoi-bo-sat-doc--la-t... http://www.ngheandost.gov.vn/news/ar12780_Sinh_vat... http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/moi... http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-22-2011... http://thvl.vn/?p=160677 http://thvl.vn/?p=16298